Cách nấu cơm nát cho bé được nhiều mẹ quan tâm khi con bắt đầu bước vào giai đoạn tập nhai. Tuy nhiên, nấu món cơm nát như thế nào là đúng chuẩn và đảm bảo được chất dinh dưỡng cần thiết cho bé là điều mà không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn cách nấu cơm nát dưới đây nhé.
Khi nào bé có thể bắt đầu ăn cơm nát?
Để tìm hiểu cách nấu cơm nát cho bé, trước hết các mẹ cũng cần nắm rõ được khoảng thời gian nào bé ăn là phù hợp nhất. Vậy khi nào trẻ có thể bắt đầu ăn được cơm nát?
Tham khảo thêm: Cháo yến mạch cho bé
Trong giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm sẽ tập làm quen với các món xay nhuyễn. Sau đó, bé có thể bắt đầu nhai và làm quen được với nhiều loại thức ăn khác. Tiếp theo sẽ bắt đầu chuyển qua giai đoạn ăn thô tầm 7 – 8 tháng tuổi. Mẹ sẽ cho bé tập kỹ năng nhai và tập dần ăn thô. Lúc này mẹ có thể chuyển sang cho bé ăn cơm nát là tốt nhất. Khi bé bước vào giai đoạn từ 10 – 11 tháng tuổi có thể ăn cơm xay tùy theo mức độ ăn thô của từng bé.
Tuy nhiên, thời điểm bé có thể ăn cơm nát hoàn toàn là khi mọc răng hàm. Lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm nát thường xuyên mà không cần phải kết hợp với những bữa cháo hay xay thật nhuyễn. Về giai đoạn mọc răng của trẻ thường được chia thành 2 giai đoạn sau:
– Từ 12 – 16 tháng tuổi: Lúc này bé sẽ mọc 4 chiếc răng hàm đầu tiên.
– Từ 20 – 32 tháng tuổi: Bé sẽ mọc thêm tiếp 4 răng hàm tiếp theo.
Hướng dẫn cách nấu cơm nát cho bé đúng khoa học
Thực hiện cách nấu cơm nát cho bé, trước hết mẹ cũng nên xác định được 2 thời điểm để áp dụng phù hợp nhất:
– Giai đoạn ăn cơm nát nhiều: Hiểu rõ hơn, thì loại cơm nát này sẽ đặc hơn cháo và được áp dụng đối với các bé chuyển từ ăn cháo đặc hay chế độ ăn nhuyễn.
– Giai đoạn ăn cơm nát bình thường: Nếu bé đã tập dần quen ăn cơm nát, mẹ có thể điều chỉnh độ ăn thô cho bé sang loại cơm nát bình thường.
Nấu cơm nát cho bé mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây:
Nấu cơm nát bằng nồi cơm điện – “một nồi hai lòng”
Đây là cách nấu phổ biến và được nhiều mẹ áp dụng nhất, vì tiện lợi và không mất nhiều thời gian nấu nướng. Với cách này, mẹ vẫn vo gạo nấu cơm cho cả gia đình như bình thường. Nhưng khi thấy nút nấu nhảy sang chế độ ủ thì mẹ hãy lấy một lượng cơm phù hợp để riêng ra bát và thêm nước rồi lại bỏ vào nồi.
Tiếp tục bật chế độ nấu cơm để phần cơm trong bát được nhừ hơn. Hoặc mẹ có thể chuẩn bị riêng một cốc nấu cơm cho bé và để chung cùng với nồi cơm của gia đình. Nấu bình thường, nhưng lưu ý bát cơm riêng của bé cần cho nhiều nước hơn và bật chế độ nấu hai lần để cơm chín đều.
Cách nấu cơm nát cho bé từ cơm chín
Cách nấu cơm nát cho bé này mẹ vẫn nấu cơm bình thường cho cả gia đình. Sau đó lấy một lượng cơm chín vừa đủ cho bé ăn để ra bát, thêm nước rồi cho vào lò vi sóng khoảng 3 phút. Đây cũng là cách làm khá tiện lợi, tuy nhiên sẽ không đảm bảo được dinh dưỡng do đó mẹ chỉ nên áp dụng khi quá bận thôi nhé.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể lấy cơm nấu đã chín cho thêm nước và để riêng ra nồi nhỏ nấu chín. Cách này sẽ giúp cơm mềm, dẻo và không bị chất dinh dưỡng.
Nấu cơm nát cho bé chung với gia đình
Với những mẹ không có nhiều thời gian để áp dụng những cách trên, thì có thể nấu cơm cho gia đình bình thường nhưng sẽ để góc nấu dành cho bé thấp hơn. Như vậy, phần cơm nấu cho bé sẽ dẻo và mềm, phù hợp với khẩu vị ăn của con. Hoặc cả gia đình sẽ ăn chung chế độ cơm nát với bé một thời gian.
Những lưu ý khi thực hiện cách nấu cơm nát cho bé
Nấu cơm nát cho bé mẹ cũng nên nắm rõ những lưu ý dưới đây, để giúp bé có những bữa ăn ngon miệng nhất nhé:
– Nên chọn các loại gạo dẻo, mềm sẽ phù hợp với nhu cầu ăn của bé hơn.
– Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ để nấu cơm nát riêng cho bé, đảm bảo sức khỏe.
– Điều chỉnh lượng nước phù hợp với từng khả năng ăn nát của bé. Vì có những bé mọc nhiều răng hàm sẽ có khả năng nhai tốt hơn các bé khác.
– Kết hợp với đồ ăn phù hợp với chế độ ăn cơm nát và cần đảm bảo dinh dưỡng cần thiết.
– Trong trường hợp bé bỏ ăn, mẹ có thể quay lại chế độ ăn cháo một thời gian rồi tiếp tục điều chỉnh.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ cách nấu cơm nát cho bé ngon và đơn giản nhất. Hy vọng, sẽ giúp mẹ dễ dàng lựa chọn được cho mình những cách nấu cơm ngon, đảm bảo dinh dưỡng nhất cho bé yêu khi bước vào giai đoạn tập nhai nhé.