Ăn dặm kiểu Nhật và thông tin chi tiết từ A đến Z các mẹ nên biết

Nhiều mẹ lựa chọn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé yêu nhà mình khi mới bước vào giai đoạn vàng tập ăn uống. Vậy bạn đã hiểu được ăn dặm kiểu Nhật là như thế nào chưa? Thực đơn ra sao và cần lưu ý điều gì? Hãy cùng conangi đi tìm câu trả lời qua bài viết sau. 

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Đây là phương pháp ăn dặm từ Nhật Bản, giúp bé ăn ngon, tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt, với hình thức ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp bé sớm tự lập được thói quen ăn uống theo nhu cầu mà không cần tới sự hỗ trợ của mẹ. 

Ăn dặm kiểu Nhật được chia thành tất cả 4 giai đoạn, tùy theo từng loại tuổi. Bao gồm:

  • Từ 5 – 6 tháng
  • Từ 7 – 8 tháng 
  • Từ 9 – 11 tháng
  • Từ 12 – 18 tháng
Ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp nổi tiếng từ Nhật Bản

Để áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ cần đảm bảo được đúng những nguyên tắc sau:

– Không sử dụng cối để xay thức ăn cho bé. Mà nên dùng loại cối giã cùng với rây để làm mịn đồ ăn khi trẻ ăn dặm. 

– Ăn nhạt và ăn với số lượng từ ít tới nhiều và từ lỏng đến đặc. Bắt đầu từ 1 nhóm tới 4 nhóm thực phẩm. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần cân bằng số lượng sữa và đồ ăn cho bé. 

– Sử dụng các loại rau củ, trái cây, cá thịt có nguồn gốc từ thiên nhiên. 

– Trong giai đoạn đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn riêng từng loại đồ ăn. Sau đó, có thể trộn nhiều loại để thay đổi khẩu vị của bé được đa dạng hơn. 

– Cho bé ăn theo nhu cầu và tránh ép bé ăn hay uống. 

– Tùy theo sự phát triển cơ địa riêng của từng bé, mà mẹ hãy áp dụng ăn thô sớm hoặc muộn. 

Đánh giá ưu và nhược điểm khi ăn dặm kiểu Nhật so với ăn dặm truyền thống

Có nên cho bé ăn dặm kiểu Nhật không? Để trả lời câu hỏi này bạn cần hiểu rõ được những ưu và nhược điểm khi cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật. So với ăn dặm truyền thống, khi áp dụng thực đơn ăn dặm của Nhật sẽ giúp tăng dần thức ăn thô tùy theo độ tuổi của trẻ. Nếu như phương pháp truyền thống thường sử dụng các loại nước hầm xương để nấu đồ ăn cho bé. Thì ăn dặm kiểu Nhật dùng nước hầm từ rong biển, cá khô bào hoặc hầm rau củ còn được gọi là dashi với hàm lượng canxi cao.

Dưới đây là những ưu điểm khi mẹ áp dụng chế độ ăn dặm của Nhật:

– Trẻ không cảm thấy nhàm chán, vì được ăn dặm từ mịn tới loãng và lỏng tới đặc. 

– Được ăn riêng rẽ từng loại đồ ăn, nên sẽ dễ làm quen với từng loại thực phẩm và kích thích vị giác. 

– Bắt đầu ăn thô và tạo phản xạ nuối, nhau ở từng giai đoạn giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt. – Giúp bé có khả năng tự lập khi ăn uống, mà không cần cha mẹ hỗ trợ.

– Tránh tình trạng thừa cân, béo phì so với dùng nước thịt hoặc xương làm nước dùng.

Ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật có những ưu điểm nổi bật so với ăn dặm truyền thống

Ăn dặm kiểu Nhật cũng có những nhược điểm như: 

– Mất nhiều thời gian khi chọn thực đơn ăn uống cho bé.

– Chuẩn bị nhiều dụng cụ để nấu đồ ăn dặm cho trẻ. 

– Trong thời gian đầu ăn dặm có thể bé sẽ chậm tăng cân hơn so với phương pháp truyền thống.  

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ theo từng giai đoạn

Cùng tham khảo gợi ý về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật từng giai đoạn cho trẻ dưới đây:   

Giai đoạn 1 ( 5 – 6 tháng tuổi): Cho bé nuốt chửng

Ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho bé ăn các loại cháo được rây qua lưới mịn. Nên nấu với tỷ lệ 1 gạo và 10 nước. Trong thời gian này đồ ăn có thể sẽ rất loãng nên bé sẽ dễ dàng nuốt. Những loại thực phẩm mà mẹ có thể sử dụng cho bé trong giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật 5 – 6 tháng gồm: Tinh bột, đạm, vitamin, các loại rau củ.   

Giai đoạn 2 (7 – 8 tháng tuổi): Tập nhai trệu trạo

Ở giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật 7 – 8 tháng tuổi này, bé sẽ tập nhai trệu tạo bằng cách dùng lưỡi lên làm trên giúp thức ăn được tan. Thức ăn trong giai đoạn này chỉ cần nghiền nhỏ mà không cần rây thành bột. Mẹ nên nấu theo tỷ lệ 1:7 và cắt nhỏ các loại trái cây. Thực phẩm chính gồm: Tinh bột, đạm, vitamin, các loại rau củ. 

Ăn dặm kiểu Nhật
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Giai đoạn 3 (9 – 11 tháng tuổi): Tập nhai tóp tép

Cho bé ăn thành 3 bữa chính trong ngày, giai đoạn này bé sẽ dùng lợi để nhai nên mẹ có thể dùng đồ ăn cứng hơn. Có thể là các loại rau củ luộc chín, hấp hay nghiền sơ qua. Thực phẩm đa dạng với bò, tôm, gà, thịt, cá hấp… Tỷ lệ nấu đồ ăn là 1:5. 

Giai đoạn 4 (12 – 18 tháng tuổi): Biết nhai thành thạo

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 12 – 18 tháng tuổi cha mẹ có thể nấu theo tỷ lệ 1:2 hoặc 2:1. gồm các loại thịt cá, bò, tôm và rau củ hấp hoặc nghiền qua. Lúc này đồ ăn cha mẹ chỉ cần luộc sơ là bé có thể tự nhai thành thạo. Nếu như mẹ cai sữa bé, thì nên bổ sung 2 cữ ăn vào bữa phụ hoặc với 400 – 450ml sữa mỗi ngày. 

Có thể thấy ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp giúp bé ăn uống một cách khoa học và phát triển toàn diện. Vì vậy, cha mẹ có thể áp dụng phương pháp ăn dặm này cho bé yêu nhà mình nhé. 

5/5 - (1 bình chọn)

mã giảm giá lazada hôm nay

Viết một bình luận

Managed by petreviewz.com DMCA.com Protection Status