Nắm được bảng cân nặng trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ dễ dàng theo dõi được tình hình sức khỏe của trẻ và có cách điều chỉnh phù hợp nhất. Dưới đây là bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo đúng quy chuẩn quốc tế bạn có thể tham khảo.
Tìm hiểu thông tin chung về chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh
Trước khi tìm hiểu về bảng cân nặng trẻ sơ sinh, bạn cũng nên nắm rõ một số thông tin chung về chỉ số cân nặng dưới đây:
Chỉ số cân nặng bình thường ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có số cân nặng bình thường sẽ đạt những tiêu chuẩn sau:
– Có cân nặng khi sinh đủ tháng dao động từ 2,9 – 3,8kg.
– Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sẽ có mức tăng dao động trung bình 600g hoặc 125g/tuần. Nếu trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, sẽ tăng trung bình là 500g/tháng.
– Đối với các năm tiếp theo, tốc độ tăng của cân nặng trung bình đạt 2,5 – 3kg.
– Từ sau 2 năm, cân nặng của trẻ sẽ tăng trưởng trung bình 2kg tới khi dậy thì.
Khi nào cần quan tâm về sức khỏe của trẻ bị nhẹ cân?
Nhiều trẻ sơ sinh khó tăng cân do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phải kể tới:
– Không hấp thụ đủ hàm lượng thức ăn hoặc calo mỗi ngày.
– Bú không đúng cách, dẫn tới thiếu chất.
– Trẻ thường xuyên bị nôn trớ.
– Tiếp xúc với yếu tố nhiễm trùng trước khi sinh.
– Bị dị tật bẩm sinh,
– Mắc các bệnh lý về: Tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày thực quản.
Trong trường hợp trẻ không tăng cân bình thường, đó là dầu hiệu về hiện tượng trẻ mắc các vấn đề tiềm ẩn sức khỏe. Khi trẻ không tăng ân là vấn đề cần hết sức lưu ý, vì sẽ ảnh hưởng tới sức phát triển của bé. Điều đó có thể gây tác động tới hệ miễn dịch của trẻ.
Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn nhất
Dưới đây là bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo đúng quy chuẩn mà bạn có thể tham khảo:
Những yếu tố gây ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ sơ sinh
Cân nặng của trẻ sơ sinh thường bị tác động của những yếu tố sau:
– Số lượng thai nhi trong bụng mẹ: Trong trường hợp sinh đôi, sinh ba hoặc số lượng thai nhiều hơn sẽ gây ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ.
– Con sinh đầu lòng thường có cân nặng nhỏ hơn so với những anh chị em sau đó.
– Tình trạng sức khỏe của trẻ: Bao gồm các vấn đề về dị tật bẩm sinh, có tiếp xúc với những yếu tố nhiễm trùng trong thời gian mang thai.
– Di truyền học: Các nghiên cứu về khoa học đã chỉ ra rằng, khi bố mẹ có trọng lượng lớn thì sinh con ra cũng có khả năng phát triển cân nặng tốt hơn.
– Thời gian mang thai: Nhiều trẻ có ngày dự kiến sinh sớm hơn so với dự kiến, vì vậy cũng ảnh hưởng tới yếu tố cân nặng. Hoặc quá ngày dự sinh có kích thước lớn hơn trung bình.
– Bổ sung chất dinh dưỡng khi mang thai: Nếu trong quá trình mang thai người mẹ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng lành mạnh, thì bé sẽ có sự phát triển toàn diện.
– Thói quen sinh hoạt của người mẹ khi mang thai như thức khuya, dậy sớm. hút thuốc lá, uống rượu… cũng gây ảnh hưởng tới em bé sau này.
– Giới tính em bé: Thường thì các bé trai sẽ có cân nặng lớn hơn so với bé gái.
– Tình trạng sức khỏe của người mẹ khi mang bầu: Khi người mẹ mắc các bệnh lý về béo phì, huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ,… cũng ảnh hưởng tới cân nặng của bé.
Một số lưu ý về cân nặng của trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết
Bên cạnh bảng chuẩn cân nặng trẻ sơ sinh, các mẹ cũng nên nắm rõ một số lưu ý dưới đây:
– Trong trường hợp lo lắng khi con thiếu hoặc thừa cân, bạn nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ. Qua đó, bạn sẽ nắm rõ được sự phát triển của bé và được tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
– Nếu bé tăng cân chậm hoặc ít sữa mẹ, có thể bổ sung thêm bằng sữa công thức. Khi bé trên 6 tháng tuổi, bạn có thể bổ sung đồ xay nhuyễn, ngũ cốc vào thực đơn ăn uống của trẻ.
– Khi trẻ gặp vấn đề về bú, cần tham khảo sự tư vấn từ chuyên gia để được đưa ra lời khuyên phù hợp. Hoặc có thể áp dụng các bài tập cho trẻ bú bình dễ hơn.
– Để xác định xem bé có hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng hay không, bạn cần lưu ý về số lần bé đi tiểu hàng ngày.
– Với trẻ sơ sinh có thể 1 – 2 tã ướt mỗi ngày, phân có màu đen.
– Trẻ được 4 – 5 ngày tuổi cần có số lượng tã ướt từ 6 – 8 lần, đi ngoài nhiều lần phân mềm. Màu vàng sau 24 giờ.
– Với trẻ sơ sinh và trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi, có thể dùng 4 – 6 tã ướt mỗi ngày.
– Số lần đi tiêu hàng ngày của trẻ giảm khi lớn. Nếu thấy nước tiểu và phân ít hơn cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
Trên đây là bảng cân nặng trẻ sơ sinh kèm theo những thông tin hữu ích mà cha mẹ không nên bỏ qua. Khi nắm rõ những kiến thức ở trên sẽ giúp bạn chăm sóc bé một cách khoa học và toàn diện nhất.