Bạn đang thắc mắc không biết trẻ mấy tháng ăn dặm, để bắt đầu xây dựng thực đơn ăn uống cho bé yêu nhà mình sao cho phù hợp nhất? Trong khuôn khổ của bài viết sau conangi sẽ trả lời câu hỏi này của bạn kèm theo thực đơn ăn dặm khoa học cho bạn tham khảo.
Trẻ mấy tháng ăn dặm là chuẩn nhất?
Trẻ mấy tháng ăn dặm? Các nghiên cứu cho thấy, trẻ trong giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện, vì có khả năng tiêu hóa được tinh bột qua ăn dặm. Vấn đề là, hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn chưa thể hấp thụ tốt những thực phẩm và dễ mắc bệnh về đường ruột. Do đó, cha mẹ cần xác định được thời điểm ăn dặm tốt nhất.
Thực tế thì, bạn có thể cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở đi và tránh cho bé ăn dặm quá sớm. Việc cho trẻ ăn dặm sớm có thể gây ra những ảnh hưởng như:
– Thận vẫn chưa thể lọc được hết đồ ăn
– Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh để tiêu hóa hết được đồ ăn và bị rối loạn tiêu hóa
– Dễ bị nghẹn từ đó dẫn tới viêm nhiễm hệ hô hấp
– Cho trẻ ăn dặm sớm có thể khiến trẻ ăn mất kiểm soát
– Gây ảnh hưởng tới chức năng của dạ dày
– Không thể hấp thụ hết thức ăn dẫn tới chậm lớn
Dấu hiệu nhận biết thời điểm cho trẻ ăn dặm
Để trả lời được câu hỏi trẻ mấy tháng ăn dặm, bạn cũng có thể căn cứ vào những dấu hiệu dưới đây:
– Bạn sẽ thấy trẻ liên tục nhìn người lớn khi ăn và thậm chí còn đòi cầm đồ ăn, với hoặc bốc thức ăn.
– Trẻ có số lượng bú nhiều hơn và nhanh đói.
– Thường xuyên cho tay vào trong miệng mút.
– Dấu hiệu nhận biết trẻ ăn dặm đó là hay chảy nước bọt.
– Tỏ ra rất thích thú khi được người lớn cho đồ ăn.
Tham khảo thêm cách ăn dặm kiểu truyền thống hiện nay.
Nên cho trẻ ăn dặm như thế nào là khoa học?
Dưới đây là tiêu chuẩn về bữa ăn dặm của bé bạn có thể tham khảo:
– Khi pha bột, mẹ cần lưu ý pha đặc hơn sữa một chút. Tới khi trẻ ăn tốt thì mẹ mới tiến hành pha đặc hơn cho bé quen dần.
– Bắt đầu ăn dặm bằng bột ngọt, bột lúa mì, bột gạo cho bé quen dần với khẩu bị.
– Về trái cây, nên bắt đầu cho trẻ ăn các loại mềm trước như: Đu đủ, xoài, chuối… Hoặc kết hợp với những loại nước ép như: Dưa hấu, táo, cam.
– Nên cho bé ăn 2 lần mỗi ngày vào các khoảng thời gian nhất định. Mỗi cữ ăn dặm khoảng 2 – thìa cafe, rồi tiếp tục tăng dần.
– Chỉ cho bé thử 1 loại đồ ăn mỗi ngày để dần quen mùi vị.
– Cần theo dõi tình trạng đi tiêu, xem bé có bị ói khi ăn hay không. Nếu thấy trẻ không bị nôn trớ, phân mềm và có màu vàng thì không phải lo lắng.
– Bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ bột ngọt tới mặn, đảm bảo đầy đủ 4 chất dinh dưỡng: Bột, rau, đạm, dầu.
– Tuyệt đối không cho bất kỳ loại gia vị nào vào thực đơn ăn dặm của trẻ.
Cho trẻ ăn dặm mấy bữa một ngày là khoa học?
Bên cạnh trẻ mấy tháng ăn dặm, thì số lượng bữa ăn mỗi ngày của từng giai đoạn cũng được các mẹ quan tâm. Bạn có thể tham khảo cụ thể hơn dưới đây:
– Trẻ 4 tháng tuổi: Lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn còn yếu, vì vậy nên bắt đầu cho bé ăn 1 bữa/ngày. Có thể pha thêm nước cơm, nước rau vào sữa bột của bé. Lưu ý, nước rau xanh cần cắt nhỏ ninh nhừ lấy nước lọc hoặc nước cháo từ gạo nếp hay gạo tẻ kết hợp với bí đỏ, rau xanh.
– Trẻ 5 tháng tuổi: Cũng nên cho bé ăn 1 bữa ăn dặm/ngày, sau đó tăng số lượng bữa ăn. Có thể bổ sung nước trái cây để tăng hàm lượng vitamin cho trẻ. Bổ sung thêm bột khoai tây, khoai lang và cháo trắng rây thật mịn.
– Trẻ 6 tháng tuổi: Ở giai đoạn này bạn có thể cho bé ăn 2 cữ cháo mỗi ngày, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nên chú ý 2 bữa cần cách xa nhau cho bé quen dần và tiêu hóa tốt.
– Bé 7 tháng tuổi ăn dặm: Lúc này hệ tiêu hóa đã phát triển, mẹ có thể bổ sung chất béo, chất đạm, tinh bột và trái cây vào thực đơn ăn uống của bé. Khi trẻ 7 tháng tuổi đã có răng sữa mẹ có thể cho bé tập nhai đồ ăn.
– Trẻ 8 tháng tuổi: Nên cho bé ăn 3 bữa mỗi ngày kèm theo bánh ăn dặm, trái cây, sữa chua… Lưu ý nên cho bé ăn từ từ và tránh ép trẻ ăn quá nhiều cùng lúc.
– Bé 9 tháng tuổi ăn dặm: Ăn 3 bữa cháo hoặc bột mỗi ngày, với đủ 4 nhóm dinh dưỡng kèm theo sữa công thức hay sữa mẹ. Ngoài ra, khi trẻ 9 tháng tuổi mẹ có thể thêm các loại mì, nui giúp bé ăn ngon hơn. Bên cạnh 3 bữa chính, nên bổ sung thêm 3 – 4 bữa phụ cách nhau 30 phút.
Chắc hẳn khi đọc tới đây bạn đã trả lời được cho mình câu hỏi trẻ mấy tháng ăn dặm và thực đơn khoa học rồi chứ. Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp bạn xác định được thời điểm ăn dặm phù hợp nhất cho bé yêu nhà mình nhé.