Ăn dặm kiểu truyền thống và những lưu ý quan trọng mẹ nên biết

Mặc dù có nhiều phương pháp ăn dặm mới hiện nay như kiểu Nhật, BLW… Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn lựa chọn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé yêu nhà mình. Vậy ăn dặm kiểu truyền thống có tốt không, thực đơn thế nào? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé. 

Đánh giá về phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống 

Khuyến cáo từ WHO (tổ chức Y tế Thế Giới), cha mẹ nên ch bé tập ăn dặm từ khi đủ 180 ngày (6 tháng tuổi). Phương pháp ăn dặm truyền thống được bắt đầu từ 6 tháng tuổi và trẻ sẽ làm quen với đồ ăn dặm để bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể như: Thịt, cá, rau củ… 

Về nguyên tắc, khi áp dụng ăn dặm kiểu truyền thống mẹ cần đảm bảo được những tiêu chí sau:

– Xác định thời điểm phù hợp nhất cho bé ăn dặm, có thể dựa vào những dấu hiệu cơ bản. Cần lưu ý, không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn vì sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng ăn sau này. 

– Bắt đầu ăn dặm với số lượng từ ít đến nhiều. Thực đơn ăn dặm cần đảm bảo đủ 4 nhóm: Vitamin và chất xơ, chất đạm, chất béo và chất đường bột. 

Nguyên tắc ăn dặm truyền thống là, nên cho bé ăn theo nhu cầu, tránh ép trẻ ăn. Khi nào bé đói sẽ tự đòi ăn và như vậy bé sẽ ăn ngon miệng hơn. Tránh tình trạng cho bé vừa ăn vừa xem điện thoại hay ăn rong. 

– Cần xây dựng thực đơn ăn dặm đa dạng giúp bé không bị nhàm chán và cải thiện khẩu vị.

Ăn dặm kiểu truyền thống
Có nên cho bé ăn dặm kiểu truyền thống hay không?

Tham khảo thêm: Ăn dặm kiểu BLW là gì?

Thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống 

Áp dụng ăn dặm kiểu truyền thống mẹ cần căn cứ vào những giai đoạn cụ thể riêng và chọn đồ ăn phù hợp. Cụ thể như sau: 

– Giai đoạn 1: Tập ăn dặm

Các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết: Đối với trẻ từ 5,5 – 6 tháng tuổi là thời gian phù hợp nhất để bắt đầu quá trình ăn dặm. Lúc này, mẹ nên chuẩn bị cho bé 2 thứ là: Máy xay và bột ăn dặm mua sẵn. Đối với bột dăn dặm có nhiều loại cho bạn lựa chọn, đa dạng về mùi vị. Hoặc mẹ cũng có thể dùng sữa công thức tiến hành pha chế theo đúng tỉ lệ để tạo thành bột cho bé bắt đầu ăn dặm. Bắt đầu với số lượng là 150ml – 220ml/bữa và tăng dần sau đó. Kèm với đó là dụng cụ xay nhuyễn đồ ăn giúp bé dễ dàng tiêu hóa trong thời gian đầu ăn dặm. 

Về ăn dặm trong giai đoạn 1 mẹ cần lưu ý: 

– Sử dụng khoảng 200ml nước

– Rau/thịt: 10gr

– Dầu ăn (cho sau khi tắt bếp để đảm bảo dinh dưỡng)

– Nếu ăn mặn thì chỉ cho thêm chút nước mắm. 

Ăn dặm kiểu truyền thống
Chuẩn bị đồ ăn cho bé trong giai đoạn đầu tập ăn dặm

– Giai đoạn 2: Bé từ 7 – 9 tháng tuổi 

Ở giai đoạn này, mẹ có thể tăng số lượng thức ăn cho bé với 3 bữa mỗi ngày. Đối với cháo cần dùng đũa khuấy nhuyễn giúp bé dễ tiêu hóa. Lưu ý, cháo trong giai đoạn này không nên nấu quá đặc mà cần tăng dần từ từ. Thực phẩm ăn dặm ở giai đoạn này gồm: Nước (200ml) + rau/thịt (40gr) + dầu ăn (1 thìa cafe) + nước mắm. Về thực phẩm mẹ có thể bổ sung các loại: Cà rốt, khoai tây, khoai lang, su hào… bằng cách băm nhỏ. 

Cần lưu ý, bé trong giai đoạn này bắt đầu mọc răng vì vậy có thể sẽ biếng ăn hơn. Do đó, mẹ nên tránh ép bé ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng về tâm lý của trẻ. 

Ăn dặm kiểu truyền thống
Thực đơn cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi

– Giai đoạn 3: Ăn dặm từ 9 – 12 tháng tuổi 

Ăn dặm kiểu truyền thống ở giai đoạn này có thể chuyển sang sử dụng cháo nguyên hạt, điều đó giúp bé dần làm quen với cơm và có thể ăn cùng với gia đình. Mẹ nên cho bé tập ăn với lượng nhỏ tránh bị hóc và có thể dùng thìa để xúc đồ ăn. Về cách nấu, ở giai đoạn ăn dặm 9 – 12 tháng tuổi, mẹ chỉ cần tăng hàm lượng nhu cầu ăn của bé với cơm, thịt băm và canh. Mẹ có thể cho bé ăn đặc hơn một chút, vì lúc này bé đã có răng và có thể nhai được cơm nát. 

Ăn dặm kiểu truyền thống
Bổ sung thêm cháo vào thực đơn ăn dặm của bé giúp phát triển toàn diện

– Giai đoạn 4: Tập ăn cơm (trên 12 tháng tuổi)

Bổ sung cơm kết hợp với đồ ăn và nước chanh cho bé ở giai đoạn ăn dặm này. Có thể kết hợp với nấu cháo nguyên hạt mà không cần xay nhuyễn. Bên cạnh mỗi bữa ăn trong ngày, mẹ có thể kết hợp cho bé bú 120 -160ml sữa mỗi ngày. Về cách chế biến đồ ăn, mẹ có thể căn cứ vào thời gian của mình để chọn cách ăn phù hợp cho bé. Cần lưu ý, tránh quá tập trung vào thực phẩm nhiều chất đạm mà quên đi các loại rau củ chứa nhiêu vitamin. Đối với thịt, cá, tôm vẫn cần xay nhưng không nhỏ như những giai đoạn trước giúp bé tập nhai và đảm bảo dinh dưỡng.

Ăn dặm kiểu truyền thống hay bất kỳ phương pháp nào cũng vậy, đều có những ưu và nhược điểm riêng. Ưu điểm là giúp bé tăng cân tốt, ăn nhiều nhưng có thể khiến trẻ lười nhai. Vì vậy, mẹ nên tìm hiểu về các phương pháp ăn dặm trước và chọn cho bé yêu nhà mình cách phù hợp nhất để đảm bảo sự phát triển tốt nhất. 

mã giảm giá lazada hôm nay

Viết một bình luận

DMCA.com Protection Status