[MỚI NHẤT] Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần

Bạn lo lắng mỗi lần sau siêu âm liệu cân nặng của thai nhi có đạt tiêu chuẩn hay không? Rất đơn giản, hãy cùng tham khảo ngay bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần dưới. Cùng với các yếu tố tác động tới cân nặng và cách giúp mẹ đạt trọng lượng thai nhi chuẩn nhất.   

Cách đo cân nặng và chiều dài của thai nhi theo từng tuần tuổi 

Cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần tuổi sẽ có cách đo khác nhau. Cụ thể như sau:

– Giai đoạn từ 8 – 19 tuần: Lúc này chiều dài của thai nhi sẽ được đo từ đầu tới phần mông. Ở giai đoạn này rất khó để xác định được chính xác cân nặng và chiều dài. Vì vậy, chỉ số trong giai đoạn này được gọi là chiều dài đầu mông. 

– Tuần từ 20 – 31: Chiều dài của thai nhi lúc này được đo từ phần đầu tới gót chân. Kích thước và cân nặng tăng đều.

– Từ tuần thứ 32 trở đi: Cân nặng của thai nhi phát triển một cách tối đa. Khi đó những đường nét cuối cùng của thai nhi sẽ được hoàn thiện.    

cân nặng chuẩn của thai nhi
Cân nặng chuẩn của thai nhi

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi

Dưới đây là bảng cân nặng chuẩn của thai nhi được tính theo nghiên cứu từ WHO – tổ chức Y tế Thế giới: 

Bạn có thể dễ dàng đối chiếu được chiều dài và cân nặng cụ thể của thai nhi qua từng giai đoạn ở trên. Chẳng hạn, như thai nhi ở tuần thứ 1- sẽ có chiều dài là 3,1cm và nặng khoảng 4g thì sẽ đạt chuẩn. 

Căn cứ vào bảng cân nặng, mẹ có thể dễ dàng theo dõi sự thay đổi của thai nhi qua từng tuần. Chỉ số cân nặng của thai nhi được tính theo từng tuần và bắt đầu từ tuần thứ 8 tới tuần 40. Mẹ có thể xác định xem thai nhi đủ cân, thừa cân hay thiếu cân. Từ đó sẽ có kế hoạch điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp nhất giúp thai nhi tăng cân đều.     

cân nặng chuẩn của thai nhi
Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi

Các yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi

Yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi phải kể tới: 

– Thời điểm sinh con: Khi thai nhi được sinh đủ ngày dự kiến sẽ có cân nặng và sức khỏe tốt hơn so với những trẻ sinh thiếu tháng. 

– Dinh dưỡng khi mang thai: Khi còn trong bụng mẹ thai nhi phụ thuộc rất lớn vào nguồn dinh dưỡng của mẹ dung nạp. Do đó, để em bé có cân nặng và sức khỏe tốt nhất, mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học. Nếu như không cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ gây ra thiếu cân nặng thiếu chất và mắc nhiều bệnh lý. 

– Tình trạng sức khỏe của người mẹ: Cân nặng của thai nhi cũng chịu tác động lớn về sức khỏe của người mẹ khi mang bầu. Chẳng hạn như, nếu mẹ bằng các bệnh lý về tiểu đường thai kỳ, béo phì thì em bé sau khi sinh ra có cân nặng quá to hoặc béo phì về sau. Nhiều trường hợp do mẹ bị ốm nghén nặng, thường xuyên căng thẳng stress khiến thai nhi bị thiếu cân và mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác. 

– Giới tính em bé: Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi đó là giới tính. Thông thường các bé trai sẽ có cân nặng lớn hơn so với bé gái. 

– Yếu tố di truyền: Bên cạnh những yếu tố ở trên thì, di truyền cũng có tác động lớn tới cân nặng của thai nhi. Thông thường thì những cha mẹ có thể chất và chiều cao cân đối sẽ sinh ra con có cân nặng đạt chuẩn. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ mang tính chất tương đối. 

– Số lượng bào thai: Nếu mẹ có số lượng bào thai nhiều 2 hoặc 3, thì cân nặng sẽ có khả năng nhẹ hơn so với 1 thai nhi.

Ngoài ra, thứ tự sinh con, độ tuổi của người mẹ khi sinh nở… cũng là những yếu tố tác động tới cân nặng của thai nhi. 

cân nặng chuẩn của thai nhi
Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng thai nhi

Phải làm gì khi thai nhi thiếu hoặc thừa cân?

Đây cũng là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Đối với trường hợp thừa cân, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong quá trình sinh nở. Bên cạnh đó, đối với những em bé bị thừa cân sau sinh sẽ phải đối mặt với vấn đề sức khỏe như suy hô hấp, suy tim… Khi thai nhi thiếu cân có thể là dấu hiệu mẹ bị suy nhược cơ thể trong thời gian mang thai. Vì vậy, em bé sau khi sinh ra thường bị viêm phổi, hạ đường huyết, chỉ số thông minh kém hơn. Chính vì thế việc theo dõi sức khỏe thai nhi từng tuần từng tháng sẽ giúp chúng ta có biện pháp can thiệp kịp thời.

Để em bé sinh ra được khỏe mạnh và cân nặng tốt, thì bạn có thể thực hiện theo các lưu ý sau: 

– Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý khi mang thai. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập luyện khoa học mỗi ngày để để có sức khỏe tốt nhất. 

– Trong suốt quá trình mang thai cần giữ tâm lý thoải mái, tránh mệt mỏi và căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng tới em bé trong bụng. 

– Có thể nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt nhất khi mang thai. 

Mong rằng với chia sẻ về cân nặng chuẩn của thai nhi ở trên sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được tình trạng sức khỏe của em bé trong bụng có tốt hay không. Căn cứ vào đó bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện tốt nhất, để em bé sinh ra luôn được khỏe mạnh. 

mã giảm giá lazada hôm nay

Viết một bình luận

DMCA.com Protection Status