Dấu hiệu, cách nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi nguy hiểm

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh là những bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi mà không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Theo tổ chức y tế thế giới – WHO, viêm phổi ở trẻ em đã lấy đi gần 20 sinh mạng mỗi giây và chiếm đến 16% nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Viem phoi va viem phe quan

Cùng #Conangi tìm hiểu 2 loại bệnh viêm phổi phổ biến nhưng khá nguy hiểm này nhé.

Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là một bệnh chỉ tình trạng phổi bị nhiễm trùngCác túi khí trong phổi (được gọi là phế nang) chứa đầy mủ và dịch nhầy khiến cơ thể không thể hấp thụ đủ lượng oxy cần thiết.

Người bị viêm phổi có thể bị sốt, ho hoặc khó thở. Các triệu chứng của viêm phổi sẽ xuất hiện trong vòng 1 – 2 ngày sau khi bị nhiễm tác nhân gây bệnh.

Hầu hết các ca bệnh viêm phổi có thể được điều trị khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Nếu mắc viêm phổi do virus, người bệnh thường cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. Bệnh viêm phổi sẽ diễn biến trầm trọng hơn nếu người bệnh có mắc các bệnh khác.

Viem phoi o tre sinh non

Viêm phổi thường gặp ở trẻ sinh non.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một loại bệnh thường gặp của trẻ. Nhất là những bé sinh non, nhẹ cân. Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn gây nên.

Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn trước khi được sinh ra. Hoặc cũng có thể bị nhiễm sau khi hoặc trong khi đẻ, liên quan đến nước ối hoặc dịch tiết của mẹ.

Ngoài ra, nếu trẻ sinh non, nhẹ cân, hay nôn trớ… dễ bị trào ngược dạ dày hoặc sữa hít nhầm vào khí quản cũng gây viêm phổi. Một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… cũng có thể khiến trẻ bị viêm phổi.

Nguyên nhân viêm phối ở trẻ em

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi thường do nhiễm trùng do xuất hiện khi vi khuẩn hay virus kẹt trong phổi. Chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng.

Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, một số loại viruss cũng gây nên bệnh này. Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm.

Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn.

Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.

Dấu hiệu, cách chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em

Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị viêm phổi khá giống với các bệnh về đường hô hấp khác như ho, sốt. Trong đó có 3 triệu chứng đặc trưng hơn cả đó là quá trình bú, khi bé ngủ và cách thở của bé.

Vào những ngày thời tiết thay đổi, giao mùa, quá nóng hoặc quá lạnh mẹ cần để ý tới những biểu hiện bất thường trong quá trình cho con bú.

Nếu thấy trẻ bỗng bú ít hơn, quấy khóc khi đang bú, thêm vào đó là có giấc ngủ bất thường, tức là ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường thì cần theo dõi chặt chẽ.

Về cách thở, mẹ nên quan sát các bé thở qua cánh mũi. Khi thở, hai cánh mũi phập phồng lên xuống rõ ràng việc cần làm ngay là vén áo lên để quan sát ngực bé.

Thấy bé thở mạnh, ngực lõm hơn bình thường thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diến biến nặng.

Ở trẻ nhỏ, viêm phổi diễn tiến rất nhanh. Việc phát hiện, đưa con đi khám sớm là vô cùng quan trọng giúp phòng biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Trẻ dưới 2 tháng tuổi được cho là thở nhanh khi bé thở từ 60 lần/phút. Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi có nhịp thở 50 lần/phút. Trẻ từ 1-5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/phút.

Cách đếm nhịp thở đơn giản nhất là cho trẻ nằm yên, không cho bú. Mẹ đặt tay trên ngực bé hoặc quan sát bằng mắt. Mỗi lần ngực trẻ phình lên được tính là một nhịp.

Biểu hiện viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi ở trẻ em dạng nhẹ

Viêm phổi do một số loại vi khuẩn như Mycoplasma và Chlamydophila gây ra thường có triệu chứng nhẹ ở trẻLoại bệnh viêm phổi này còn được gọi là viêm phổi không điển hình, phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi đi học.

Trẻ bị viêm phổi không điển hình có thể cảm thấy không quá mệt mỏi nhưng vẫn kèm theo các triệu chứng sau:

  • Ho khan
  • Sốt nhẹ
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi.

Viêm phổi ở trẻ em dạng trung bình

Virus là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp viêm phổi ở trẻ từ 4 – 5,5 tuổi. Những bé bị ảnh hưởng thường sẽ có các triệu chứng liên quan đến các loại virus khác như:

  • Viêm họng
  • Ho
  • Sốt nhẹ
  • Nghẹt mũi
  • Tiêu chảy
  • Ăn không ngon
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Viêm phổi ở trẻ em dạng nặng

Viêm phổi do vi khuẩn phổ biến hơn ở trẻ trong độ tuổi vị thành niên và thanh thiếu niênNhững loại viêm phổi này thường phát triển đột ngột giống như cơn cảm lạnh hoặc bị lây nhiễm virus và gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Sốt cao
  • Đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh
  • Da có hiện tượng đỏ lên
  • Môi và đầu ngón tay có màu xanh nhẹ
  • Khò khè
  • Khó thở.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh có thể không biểu hiện những triệu chứng điển hình khi bị nhiễm trùng phổi. Ngoài ra, cũng khá khó để xác định xem trẻ trong độ tuổi này có bị bệnh hay không vì con vẫn chưa thể diễn đạt được chính xác cảm giác của mình.

Tuy nhiên, các triệu chứng sau đây có thể cho thấy trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ đang mắc phải bệnh viêm phổi:

  • Vẻ mặt nhợt nhạt
  • Hôn mê
  • Khóc nhiều hơn thường ngày
  • Ăn ít
  • Nôn mửa, trớ.

Các biến chứng nguy hiểm của viêm phổi

Trước và sau khi sinh là thời điểm sức đề kháng của bé còn yếu, hầu hết các loại vi khuẩn đều có thể tấn công. Vẫn biết, qua mỗi lần bệnh trẻ có thể tăng cường thêm đề kháng.

Viem phoi dang nang o tre em

Tuy nhiên mẹ cần tuyệt đối tránh để diễn biến quá tầm kiểm soát. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh cũng vậy. Biến chứng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Viêm màng não

Biến chứng gần nhất của bệnh viêm phổi là bệnh viêm màng não ở trẻ em. Nguyên nhân do tình trạng bệnh viêm phổi chuyển nặng, các loại vi khuẩn tấn công mạnh.

Nếu để lâu hơn, bệnh có thể để lại nhiều di chứng không thể phục hồi như rối loạn thần kinh, tổn tương não vĩnh viễn, bị mù, điếc, giảm khả năng vận động…

Gây nhiễm trùng máu

Vi khuẩn từ bệnh viêm phổi có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn dẫn đến nhiễm trùng máu và biến chứng sốc nhiễm trùng. Nếu bé không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến tử vong.

Tràn mủ màng phổi

Không phải biến chứng thường gặp nhưng đây là lại là biến chứng nguy hiểm. Tràn mủ màng phổi điều trị vô cùng khó khăn. Hầu hết trẻ ở mức độ bệnh này đều hô hấp rất khó khăn và bắt đầu xuất hiện tình trạng kháng thuốc.

Tràn dịch màng tim, trụy tim

Từ biểu hiện kháng thuốc sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tuần hoàn qua hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như tràn dịch màng tim, trụy tim, bóng tim

Tình trạng kháng kháng sinh

Nếu mắc phải biến chứng này, sẽ khó khăn khi điều trị. Phải phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh để điều trị, chi phí tốn kém, khả năng khỏi bệnh không cao. Về lâu dài sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch và phòng bệnh của cơ thể.

Gây còi xương

Tuy khỏi bệnh nhưng trẻ có thể bị còi xương, điều này càng khiến mẹ lo lắng hơn. Bệnh đòi hỏi thời gian và chi phí tốn kém. Thậm chí có thể dẫn đến biến chứng viêm xương chũm, viêm màng não, áp-xe não.

Cách điều trị viêm phổi ở trẻ em

Việc điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng thể chất và nguyên nhân nghi ngờ gây viêm phổi (virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng). Nếu bệnh do virus gây ra, bé không cần phải uống kháng sinh. Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra, bé cần phải được điều trị bằng kháng sinh. Tùy vào loại vi khuẩn được cho là nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh phù hợp. 

Dieu tri benh viem phoi o tre em

Hầu hết trẻ bị viêm phổi có thể được điều trị tại nhà. Nếu có một trong các yếu tố sau bé phải nằm viện để nhân viên y tế chăm sóc: 

  • Cần oxy trị liệu
  • Bị nhiễm trùng phổi có thể lan sang máu
  • Có bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
  • Nôn mửa quá nhiều đến mức không thể uống thuốc
  • Viêm phổi tái đi tái lại
  • Có thể bị ho gà.

Phương pháp điều trị tại bệnh viện có thể bao gồm thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch và liệu pháp hô hấp. Trường hợp nặng hơn, bé có thể được điều trị trong đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU).

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi như thế nào?

Trẻ bị bệnh viêm phổi cần được nghỉ ngơi nhiều, uống đủ nước để dễ dàng tống xuất đàm ra ngoài.

Nếu con bạn bị viêm phổi do vi khuẩn và bác sĩ đã kê toa thuốc kháng sinh, hãy cho bé uống thuốc theo đúng thời gian theo chỉ dẫn. Điều này sẽ giúp bé phục hồi nhanh hơn và giúp ngăn ngừa lây nhiễm sang các thành viên khác trong gia đình. Nếu bé thở khò khè, bạn có thể cho bé sử dụng máy phun sương hoặc ống hít.

Hãy hỏi bác sĩ trước khi bạn muốn cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc ho hay thuốc cảm nào. Bạn không nên dùng thuốc ho và thuốc trị cảm lạnh không kê toa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Thường xuyên đo nhiệt độ, quan sát sắc mặt, môi, đầu ngón tay của con. Hãy đưa bé đến bệnh viện ngay nếu:

  • Trẻ sốt 38,9°C
  • Trẻ dưới 6 tháng sốt 38°C
  • Môi, đầu ngón tay tím tái.

Bé sơ sinh bị viêm phổi điều trị bao lâu?

Đối với trường hợp viêm phổi nhẹ được chỉ định điều trị tại nhà, thời gian chữa khỏi sẽ dao động từ 5 – 10 ngày. Còn trẻ bị nặng điều trị tại bệnh viện sẽ tùy thuộc vào phác đồ của bác sĩ.

Thời gian điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: khả năng miễn dịch của trẻ, sự phối hợp khi điều trị của bé, chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi cũng ảnh hưởng rất nhiều.

Viêm phổi ở trẻ em có lây nhiễm không?

Nói chung, viêm phổi là bệnh không lây nhiễm, nhưng virus và vi khuẩn gây bệnh viêm phổi có thể lây từ người này sang người khác. Chúng thường được tìm thấy trong dịch nhầy từ miệng hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh và phát tán ra xung quanh khi người bệnh ho hay hắt hơi.

Viem phoi o tre co lay khong

Việc dùng chung ly uống nước và đồ dùng ăn uống, chạm vào khăn giấy, khăn tay mà người bị nhiễm bệnh dùng hoặc tiếp xúc với bề mặt có virus hay vi khuẩn gây bệnh cũng có thể lây lan viêm phổi. Do đó, tốt nhất bạn hãy giữ bé tránh xa bất kỳ ai có các dấu hiệu bị nhiễm trùng đường hô hấp như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, đau họng, ho…

Có thể phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em không?

Một số loại bệnh viêm phổi có thể được ngăn ngừa bằng vaccine. Trẻ em được chủng ngừa định kỳ giúp chống lại bệnh viêm phổi do Haemophilus influenzae và ho gà bắt đầu lúc 2 tháng tuổi (vaccine 5 trong 1).

Việc chủng ngừa vaccine cúm được khuyến khích cho tất cả các đối tượng khỏe mạnh trong độ tuổi từ 6 tháng đến 19 tuổi. Những trẻ có các bệnh mãn tính như rối loạn tim, phổi hay hen suyễn cần được tiêm phòng đầy đủ. Nguyên do là những trẻ này nếu mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng. Trẻ sinh non có thể được điều trị tạm thời nhằm bảo vệ bé chống lại virus hợp bào hô hấp (RSV) vì nó có thể dẫn đến viêm phổi ở trẻ nhỏ.

Các bác sĩ có thể cung cấp thuốc kháng sinh để phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em nếu các bé đã tiếp xúc với một người bị một bệnh viêm phổi nào đó, chẳng hạn như ho gà. Những người bị nhiễm HIV có thể được bác sĩ chỉ định cho dùng kháng sinh để phòng ngừa viêm phổi do một loại nấm là Pneumocystis jirovecii gây ra.

Nếu trong gia đình có người bị nhiễm trùng hô hấp hoặc viêm họng, hãy giữ bàn chải đánh răng, ly uống nước và chén bát, muỗng đũa riêng với những người khác trong gia đình. Ngoài ra, mọi thành viên trong gia đình hãy rửa tay thường xuyên đề phòng nhiễm bệnh.

#Conangi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Chúc con yêu của bạn luôn khỏe mạnh nha!

mã giảm giá lazada hôm nay

Viết một bình luận

DMCA.com Protection Status